[Tất Tần Tật] Tứ diệu đế và bát chánh đạo là gì

Có thể nói, trong Phật Pháp Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo đóng vai trò như cái cốt lõi nhất, tổng quát nhất về những giáo lý mà Đức Phật đã giảng dạy.

Vì vậy, nếu bạn là người mới tìm hiểu về Phật Pháp và muốn hiểu rõ và chi tiết nhất về giáo lý Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo là gì thì đây là bài viết dành cho bạn.

Tứ diệu đế là gì

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về Tứ Diệu Đế là gì, chúng ta cần giải thích từng từ từng từ một.

Tứ ở đây nghĩa là “bốn”.

Diệu ở đây là sự cao quý, tuyệt diệu, tuyệt với, … nói chung là cái gì đó rất là đỉnh.

Đế thì hiểu đơn giản là sự thật, chân lý, điều gí đó là tuyệt đối… kiểu như chỉ có một chứ không có hai.

Vậy. Nếu ta gộp ba khái niệm này lại thì có thể hiểu ý nghĩa Tứ Diệu Đế đơn giản nhất là:

“Bốn Chân Lý Cao Quý”.

Tứ diệu đế trong tiếng Pali là gì

Trong tiếng Pali (tìm hiểu thêm về tiếng Pali tại đây) Tứ Diệu Đế được gọi là:

“cattāri ariya-saccāni”

“Cattāri” nghĩa là Tứ, mình đã giải thích ở trên. Mình thường đọc là Chat-ta-ri.

“Ariya” là Diệu, cũng đã nói ở trên. Ở đây chúng ta có thể đọc là A-ri-ya

“Saccāni” là Đế, có ở trên luôn nhé. Còn ở đây là Sach-cha-ni.

(Lưu ý cách đọc của mình không phải là chuẩn 100%, các bạn chỉ nên tham khảo để dễ ghi nhớ thôi nhé).

Tứ diệu đế trong tiếng Phạn là gì

Trong tiếng Phạn, Tứ Diệu Đế được gọi là:

“catvāry āryasatyāni”

catvāry ” tương đương với “Cattāri”, tức là Tứ.

āryasatyāni” thì bào gồm “Ariya” và “Saccāni” trong tiếng Pali. Nghĩa là Diệu Đế.

Còn cách đọc thì mình chào thua. Bạn nào biết cách phát âm chuẩn thì đừng quên để lại góp ý ở phần comment nhé.

Tứ Diệu Dế trong tiếng Anh là gì

Trong tiếng Anh thì Tứ Diệu đế có thể đọc là (the) Four Noble Truths.

Four là bốn, tương ứng với phần Tứ.

Noble là cao quý, vĩ đại, tương ứng với chữ Diệu.

Truths là cái cuối cùng, cũng tức là Đế, là chân lý, là sự thật.

Bạn nào giỏi tiếng Anh thì có thể đọc trên Wikipedia tại đây.

Tứ diệu đế PDF

Lý do Phật thuyết Kinh Tứ Diệu Đế

Có thể có rất nhiều lý do để Đức Phật thuyết kinh Tứ Diệu Đế.

1. Hoàn thiện tâm nguyện của Ngài – Cứu giúp chúng sinh thoát bể khổ

Trong vô lượng kiếp tích lũy ba la mật, Đức Phật luôn có tâm niệm cứu vớt chúng sinh thoát khỏi mọi khổ đau.

Vì vậy, sau khi giác ngộ và nhận được lời thỉnh thuyết pháp từ Đại-phạm-thiên Đức Phật đã quyết định thuyết pháp để cứu chúng sinh khỏi cảnh khổ nạn, chấm dứt sinh tử luân hồi.

Cũng theo đó, tâm nguyện từ bao tiền kiếp của Ngài vậy cũng đã thành.

2. Ngài đưa ra nền tảng vững chắc cho những triết lý sau này

Những giáo lý khác mà Đức Phật thuyết giảng như Vô Thường, Vô Ngã, Khổ, Niết Bàn, Bát Chánh Đạo, Giới, … đều có liên quan chặt chẽ với Tứ Diệu Đế.

Tại sao lại phải học về Tứ Diệu đế

Tứ diệu đế bao gồm những gì

Khổ đế

Tập đế

Diệt đế

Đạo đế

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang